Donna Donna

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Dona Dona" hay "Donna Donna" (דאָנאַ דאָנאַ "Dana Dana", דאָס קעלבל "Dos Kelbl") là một ca khúc nhạc đồng quê trữ tình nổi tiếng trên khắp thế giới với hai bản dịch tiếng Anhtiếng Pháp được chọn nghe nhiều nhất. Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết riêng bằng tiếng Yiddish cho vở nhạc kịch "Esterke" vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ, do Sholom Secunda phổ từ thơ của Aaron Zeitlin. Bản dịch đầu tiên tiếng Anh do chính tác giả dịch, kể về tâm sự của một chú bò con, bị đem ra chợ bán, và ước vọng tự do. Bản dịch tiếng Pháp hơi khác, là câu chuyện của một bé trai có ước muốn trở thành người lớn, nhưng khi đạt được giấc mơ cậu lại hối tiếc vì đã vứt bỏ quãng đời thơ ấu quá đỗi đẹp đẽ.

Tại Việt Nam, nhạc sĩ Trần Tiến đã thực hiện phần dịch thuật với nội dung gần sát với bản dịch tiếng Pháp. Bản dịch tiếng Việt gồm hai phiên bản nhưng giờ mọi người hay nghe phiên bản thứ hai hơn vì gần với nội dung nước ngoài [1]. Bài hát này do nhóm Tam ca Áo trắng trình bày.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết riêng bằng tiếng Yiddish cho vở nhạc kịch "Esterke" vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ trong thời kỳ của Đức Quốc xã, phổ thơ: Aaron Zeitlin (1898-1973), soạn nhạc: Sholom Secunda (1894-1974). Cả hai tác giả đều là người gốc Do Thái. Tại Hàn Quốc, chính quyền quân sự thời đó cấm tuyên truyền bài hát này vì ở đấy được dịch thành một bài hát mang tư tưởng cộng sản[2].

Bài được viết theo nhịp 2/4, cung Sol thứ cho hai người hát hợp xướng (một nam và một nữ) cùng dàn nhạc. Secunda dùng ký hiệu "Dana-" cho dàn nhạc và "Dana Dana" cho phần thanh nhạc. Phần lời tiếng Yiddish đã được viết bằng chữ cái Latin. Ông viết "andantino" (chậm) và "sempre staccato" (chơi ngắt âm liên tục) cho bảng tổng phổ. Giai điệu ở đoạn mở đầu cũng được sử dụng ở phần cuối của bài hát. Ông viết "piu mosso" (nhanh hơn) cho điệp khúc và một số đoạn nhấn mạnh âm thanh của các khí cụ. Đầu tiên, người phụ nữ (Secunda viết "she") hát bốn nhịp và sau đó người đàn ông (Secunda viết "he") hát bốn nhịp tiếp theo. Bắt đầu từ đoạn điệp khúc, họ hát cùng nhau. Mặc dù vậy, khi hát đoạn thứ ba của "Dana Dana" (="Dana Dana Dana Dana...") người đàn ông đôi khi hát thấp hơn giai điệu, sử dụng "disjunct motions". Giai điệu được lặp lại. Sau đó "he" hát giai điệu, và "she" đôi khi hát "Dana", lúc khác thì hát "Ah" với âm lượng cao hoặc với những nét luyến kĩ thuật. Secunda viết "molto rit." (chậm dần) cho phần kết của đoạn cuối. Có một số sự khác biệt giữa giai điệu của nguyên bản với bản đang hiện hành: Secunda viết "ha ha ha" cho bảng tổng phổ với những hợp âm đứt quãng.

Bài hát được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, có thể kể dưới đây một số bản dịch rất thành công: tiếng Anh, Đức, Hebrew, Nhật, Nga, PhápViệt. Các ca sĩ và nhóm nhạc thể hiện thành công: André Zweig, Joan Baez (Anh), Donovan, Chava Alberstein, Esther Ofarim, Theodore Bikel, Karsten Troyke, Hélène Rollès song ca với Dorothée, Claude François (Pháp), và tam ca Áo trắng với bản của Trần Tiến. Ở chuyển thể opera, Lisa Fishman đã hát một phiên bản rất ấn tượng, được phát trên sóng năm 2001 trên kênh Jewish Entertainment Hour, đây là một chương trình truyền hình New York. Bài hát này cũng được chọn làm nhạc phim hoạt hình "Revolutionary Girl Utena" (anime).

Lời Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Secunda là người đầu tiên dịch bài hát sang tiếng Anh nhưng bản này không gây được tiếng vang. Vào khoảng năm 1956, Arthur Kevess và Teddi Schwartz dịch lại bài hát với tên "Donna Donna" và gây một chấn động lớn trong làng giải trí. Bài hát trở thành nổi tiếng qua giọng hát của Joan Baez năm 1960 [2]Donovan năm 1965; tiếp đến nó xuất hiện trong album tổng hợp mang tựa "More Chad & Jeremy", và do chính bộ đôi này hát.

Lời Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có ít nhất 2 lời Việt viết cho ca khúc này. Đầu tiên với tựa đề Tiếc Thương do Tuấn Dũng (ban nhạc Mây Trắng) viết trong thập niên 60. Và bản Donna Donna do NS Trần Tiến viết năm 1992 (trong CD Du ca Đồng Quê).

Nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã thể hiện rất thành công bài hát nổi tiếng này, có thể kể tên một số như: Tam ca Áo trắng, Mai Khôi...

Ý nghĩa nhan đề[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tác giả chính của bài hát không giải thích rõ ý nghĩa tựa đề bài hát. Nhưng theo phân tích của nhiều người Donna, Dona, Dana.. nhiều khả năng là tên của một cô gái (Do Thái). Trong tiếng Ba Lan, cách điệp từ Dana được dùng như cách người Việt ngân giọng La la la, lời giải thích này phù hợp với bối cảnh vở nhạc kịch mà hai tác giả được mời tham gia. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ lại có từ Dana mang nghĩa là con bò (với ý nghĩa như một món hàng dễ dàng trao đổi). Còn trong tiếng Việt từ này nghe như lời mẹ ru hời à ơi.. à ơi..

Rất có thể Dana là tên con bò vì theo bản dịch đầu tiên của chính tác giả Secunda là lời kể tâm sự của một chú bò trên đường bị đem ra chợ bán và ước mơ tự do.

Phần lời[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng văn hoá đương đại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Soe Hok Gie, một nhà hoạt động xã hội người Indonesia, đã trích dẫn lời bài hát tiếng Anh trong cuốn hồi ký của mình. Ngoài ra, Donna-donna còn xuất hện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nó được dùng làm nhạc quảng cáo, nhạc chuông điện thoại, nhạc phim.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ nhacvietplus - Donna Donna Lưu trữ 2009-02-28 tại Wayback Machine. Cập nhật: 10/04/2009.
  2. ^ a b Lịch sử bài hát Lưu trữ 2010-10-12 tại Wayback Machine.
  3. ^ Hiện tại không ai biết chính xác tác giả của bản dịch tiếng Pháp

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]